Hiện nay tình trạng xây dựng nhà ở không phép trên đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đang diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên việc xử lý hành vi này đang có nhiều cách hiểu khác nhau. Một số quan điểm cho rằng phải áp dụng quy định xử phạt trên lĩnh vực đất đai để xử lý hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; một số ý kiến khác lại cho rằng cần phải áp dụng quy định xử phạt trên lĩnh vực xây dựng để xử lý hành vi xây dựng công trình không phép hoặc xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng; cũng có luồn quan điểm cần phải xử lý cả hành vi xây dựng và hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Vậy hiểu theo cách nào cho đúng.
Theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”. Như vậy, để xử lý hành vi trên đúng pháp luật thì cần phải xác định hành vi xây nhà ở không phép trên đất không phải đất ở là 1 hành vi hay nhiều hành vi?.
Quan điểm của người viết cho rằng hành vi vi xây dựng nhà ở không phép trên đất không phải đất ở chỉ là 1 hành vi vi phạm hành chính. Bởi vì xét đến cùng thì bản chất người vi phạm chỉ vi phạm lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, do các văn bản pháp luật còn chồng chéo, quy định không rõ ràng nên mới có nhiều cách hiểu và áp dụng luật.
Thực tế, hành vi trên có thể xử lý theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, theo đó sẽ xử lý Hành vi tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hành vi này có thể bị phạt tiền từ 2 – 50 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Hành vi này về bản chất cũng là vi phạm về xây dựng, vì khi chuyển sang đất ở thì đương nhiên phải có nhà ở trên đó thì cơ quan có thẩm quyền mới có cơ sở để xác định là chuyển sang đất ở.
Một số địa phương khi gặp trường hợp vi phạm trên thường xử lý hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc xử lý công trình khác không phép hoặc xử lý hành vi xây dựng trên đất không được phép xây dựng theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Việc xử lý theo Nghị định 121 thể hiện rõ hành vi vi phạm của người vi phạm, tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn như: Xử lý công trình khác hay là công trình nhà ở riêng lẻ, bởi vì nếu xác định là công trình nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng trên đất ở (theo Điều 3 Luật Xây dựng 2014), mà thực tế thì đất đó không phải là đất ở nên nếu xử lý công trình nhà ở riêng lẻ là chưa đảm bảo quy định nên các cơ quan thường xử phạt xây dựng công trình khác không có giấy phép, với mức phạt từ 3-5 triệu đồng.
Cũng có địa phương xử lý hành vi trên theo Khoản a Điểm 7 Điều 13 Nghị định 121, theo đó phạt tiền từ 40-50 triệu dồng đối với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng. Việc xử lý theo quy định này lại không rõ ràng, do chưa có văn bản giải thích rõ đất nào là đất không được phép xây dựng, và việc xử phạt theo quy định trên là quá cao so với vi phạm và thu nhập của người dân.
Như vậy, một hành vi vi phạm nhưng có nhiều điều khoản, nhiều nghị định có thể áp dụng để xử phạt đã gây lúng túng cho người có thẩm quyền xử phạt, không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, do đó các cơ quan có thẩm quyền cần sớm rà soát, thống nhất quy định xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trên đất không phải đất ở, theo hướng chỉ xử lý trên lĩnh vực xây dựng và quy định cụ thể các loại đất không được phép xây dựng để thuận lợi cho quá trình phát hiện và xử lý vi phạm.
" NỀN TẢNG VỮNG CHẮC CHO CÔNG TRÌNH CỦA BẠN "
Liên hệ ngay với chúng tôi để được mức giá tốt nhất 0908611641 - 0944030625 - 0917789900
Giá cát Dầu Tiếng
Giá đá 0x4 Tân Uyên
Giá đá 1x2 Tân Uyên
Giá đá 1x2 Phú Giáo
Nguồn tin: trangtinphapluat.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn