Phải làm gì khi mùa mưa tường dễ bị ẩm móc

Thứ sáu - 10/08/2018 22:14
Phải làm gì khi mùa mưa tường dễ bị ẩm móc
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, bởi thế nên các bức tường dễ bị ẩm mốc hơn bao giờ hết. Nó ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan, sức khỏe và tiền bạc cho mỗi gia đình. Có rất nhiều cách để phòng tránh và hạn chế tối thiểu những thiệt hại mà mưa dầm lâu ngày mang đến. Bài viết dưới đây chia sẻ tới các bạn về những kiến thức cơ bản khi tường chịu tác động trong mùa mưa cũng như một số phương cách khắc phục.
Khi nhắc đến hiện tượng tường nhà bị thấm gây ẩm mốc và hư hỏng tường nhà, chúng ta không còn xa lạ gì về những biểu hiện của hiện tương nữa. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng để mọi người cùng lưu ý dưới đây: 

-  Thứ nhất, mưa từ trên mái xuống gây thấm nước vào tường. Thực tế, nhiều nguyên nhân do vị trí các ống thoát nước sàn, hay hộp kỹ thuật, các góc của tường nhà và giáp lại tường nhà, hay trên sàn mái. Hơi ẩm cũng như nước sẽ từ dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống bên dưới. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tường nhà ẩm mốc, không chỉ có mùa mưa mà các mùa khác cũng rất dễ bị ảnh hưởng.
-  Thứ hai, nguyên nhân này khá phổ biến từ sự thấm nước sàn nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh là nơi có lượng nước thoát ra hàng ngày nhiều nhất. Có khả năng bị đọng nước và giữ lại nước trong một khoảng thời gian dài trong ngày, ngày nào cũng có hiện tượng như vậy dẫn tới sự tích tụ nước không hề nhỏ. Nguyên nhân này cũng chủ yếu bắt nguô từn từ vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật và chân tường rạn nứt. Ngoài ra đáng nói hơn nữa là khi thi công có thể không đảm bảo nguyên tắc chống thấm ( đơn giản như việc không có giằng chống thầm, lớp chát chống thấm không đảm bảo,...).
Thứ ba, do nứt cổ trần làm nhà dễ ẩm mốc, thường các vết rạn cổ trần rất to nên mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng. 

Ngoài ra việc tường ngoài rạn nứt chân chim , tắc hay thủng đường dẫn nước cũng rất dễ làm cho tường nhà ẩm mốc vào mùa mưa.
Tuy nhiên, xét về nguyên nhân chủ quan thì có thể do khi thiết kế  không đảm bảo khoảng chênh cốt cao độ giữa nền nhà so với nền phòng vệ sinh, nền ban công.

Khâu thiết kế luôn phải đặt lên hàng đầu để có được những công trình chất lượng, không những thẩm mỹ đẹp mà còn phải “thọ” theo thời gian. Hiện tượng tường hay trần nhà bị thấm một phần nào cũng từ công đoạn thiết kế có sai sót đặc biệt là ở sàn mái và phòng vệ sinh vì đây là hai khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước. Các biện pháp chống thấm vì thế càng cần phải lưu ý hơn.


nam moc trong nhamoi nguy khong the bo qua p111422505998

Thiết kế là vậy nhưng bên cạnh đó giai đoạn thi công cũng cần được giám sát chặt chẽ để đạt được chất lượng đúng như bản thiết kế. Thi công ẩu, không đúng với bản thiết kế thì việc rò rỉ nước, thấm dột trong công trình là điểu khó tránh khỏi.

Dưới đây là một số giải pháp mà các chuyên gia tư vấn. Trình tự thực hiện việc khắc phục như sau:
-  Thứ nhất, kiểm tra toàn bộ đường ống nước, xem xét thật kỹ các vị trí. Căn nguyên lớn nhất dẫn đến tường ẩm mốc là sự tích nước và đọng nước từ các ống dẫn. Làm tốt khâu này xem như vấn đề đã được giải quyết tốt lên phần nào.
-  Thứ hai, chống thấm mái, sân thượng,  với mục đích sử dụng bền lâu 40 - 50 năm tốt nhất sử dụng màng khò nóng chống thấm dày 3mm, dán vén lên chân tường 15-20 cm. Những vị trí của hộp kỹ thuật, ống thoát sàn có thể cán lớp vữa chống thấm hai thành phần. Hoàn thiện lại mặt bằng bằng vữa trát chống thấm.
-  
Thứ ba,  chống thấm sàn vệ sinh cũng tương tự với sàn sân thượng, lưu ý là cần vệ sinh thật sạch sẽ trước khi thi công.
-  
Thứ tư, chống thấm giáp lai, là việc sử dụng màng chống thấm dán vén hai tường nhà, sau đó hoàn thiện bằng vữa chống thấm đàn hồi không rạn nứt.
-  
Thứ năm, việc xử lý rạn nứt cổ trần, bạn nên đục rộng vết nứt từ 3-4 cm, vệ sinh sạch sẽ, quét lớp hồ dầu kết nối latex, sau đó trát bằng lớp vữa chống thấm hai thành phần. Đợi lớp vữa khô, lăn hai lượt sơn chống thấm đàn hồi CT lượt trước cách lượt sau 30 phút.
-  Thứ sáu, tường ngoài rạn nứt chân chim: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ, cạo sạch rêu mốc, bụi bẩn. Dùng rulo lăn hai lớp sơn chống thấm hệ trộn xi măng, cách 1 ngày sau lăn 02 lớp sơn chống thấm đàn hồi chịu được tia cực tím, tránh cho việc tường sau này bị rạn nứt.

Ngoài ra có thể dùng vữa chống thấm dạng composite, đây là vật liệu mới có nhiều tính năng vượt trội, thường được sử dụng để chống thấm cho các loại bể chứa, làm đáy lót cho các sân vườn trên ban công hoặc trên mái.
Một lưu ý đáng nói nữa, bạn có quan tâm khi mà việc sử dụng các biện pháp trên liệu những hiện tượng đó có lặp lại nữa không?
Thực tế, không dễ tránh được việc sự cố có thể lặp lại, vậy nên việc thực hiện xong thì bạn vẫn cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi nếu có sự cố xảy ra.
Chẳng hạn:

Thường xuyên kiểm tra đường ống nước kỹ thuật để phát hiện rò rỉ và tìm cách khắc phục sớm nhất .
+  Phải định kì kiểm tra, vệ sinh ống thu hồi nước  sàn mái cũng như sàn phòng vệ sinh, sê nô,…tránh gây ứ đọng nước. Những chỗ tiếp giữa tường, sàn, trần với các thiết bị kỹ thuật dẫn chứa nước cũng cần phải được chú ý vì đây là chỗ dễ rạn nứt và nước có thể qua các vết nứt gây thấm cho công trình.
Sau đây, các chuyên gia tư vấn của công ty cổ phần sơn Jupiter sẽ cho bạn một số lời khuyên đối với những ngôi nhà chuẩn bị thi công để tránh được hiện tượng thấm nước dẫn tới ẩm mốc sau này.
-  Việc đầu tiên chủ nhà hay các chủ đầu tư cần chú ý đến việc chọn vật liệu chống thấm dựa trên thiết kế KTS đã tư vấn. Bởi sau nhiều năm gặp và xử lý nhiều trường hợp về chống thấm, các chuyên gia kỹ thuật Jupiter chúng tôi nhận thấy trước tiên là phải thiết kế đúng tiêu chuẩn chống thấm, các tiêu chuẩn về kết cấu (vì kết cấu không đảm bảo dẫn đến rạn nứt) và tư vấn chủ đầu tư sử dụng các vật liệu chống thấm tốt.
-  Sau đó hãy quan tâm đến việc chọn đội thi công có tay nghề, cũng như kinh nghiệm trong việc thi công chống thấm cho công trình tránh trường hợp sau này phải sửa chữa nhiều lần vừa ảnh hưởng đến công trình vừa không kinh tế.
Chúng ta nên biết, Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, rất khắc nghiệt , nắng lắm mưa nhiều. Vì thế nên việc thiết kế cũng phải phù hợp với khí hậu nhằm hạn chế được tối đa sự ảnh hưởng xấu đến công trình. 
Ngoài ra, nhắc đến phần
 mái nhà, tùy vào loại công trình có thế là mái dốc hay mái bằng nhưng khi thiết kế thì độ dốc mái phải được tính toán cụ thể để lượng nước thoát nhanh nhất, về cấu tạo thì luôn có lớp chống thấm cho sàn mái hay là sàn phòng vệ sinh.


Giá cát Dầu Tiếng
Giá đá 0x4 Tân Uyên
Giá đá 1x2 Tân Uyên
Giá đá 1x2 Phú Giáo

 
 

Nguồn tin: jupiterpaint.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay3,657
  • Tháng hiện tại84,891
  • Tổng lượt truy cập11,827,997
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây